Ý Nghĩa Mai Điểu trong Đồ Thờ
Họa tiết, hoa văn mai điểu thường được thấy trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như sập thờ, sập gỗ chân quỳ, cửa võng,… nhưng nhiều người trong số chúng ta chưa biết sự tích mai điểu đó từ đâu và sử dụng đồ gỗ mỹ nghệ chạm chắc mai điểu có ý nghĩa gì hãy cùng Xưởng Đồ Gỗ Giá Gốc Phạm Gia tìm hiểu về sự tích và ý nghĩa mai điểu trong đồ thờ.
Sự tích Mai – Điểu.
Mai điểu tức hoa mai và chim chóc là 1 cặp truyền thống trong nghệ thuật, tạo hình của cư dân các nước Á Đông cổ. Mai Điểu là 1 bộ phận của trường phái Hoa Điểu Họa (Tạo hình về Hoa và các loài Chim). Trong trường phái tạo hình này thì bao giờ Hoa và Chim cũng nằm trong sự phối hợp, hòa hợp đan xen, gắn bó.
Mai – Điểu có lẽ là bộ phận được ưa chuộng nhất trong Hoa điểu họa. Trong các tác phẩm Mai Điểu chủ đề chính là cây mai với trăm hoa ngàn lá đang bung nở. Điểm xuyết và nâng cánh cho vẻ đẹp ấy là cặp Chim chuyền gắn bó kết hợp.
Ý nghĩa của hình tượng Mai Điểu.
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân và sự khởi đầu của năm mới, mang lại vạn sự may mắn và tốt lành. Do đó, người ta thường sử dụng họa tiết cây mai cổ thụ xum xuê và đàn chim điểu đang líu lo chuyền cành để chạm khắc những chiếc bàn thờ tinh xảo. Những họa tiết này tượng trưng cho sự hoan hỉ và sức sống tràn đầy. Đây cũng là một cách để con người Việt Nam thể hiện sự tôn sùng của mình với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ xa xưa.
Hình thức thể hiện của hình ảnh Mai Điểu.
Hình ảnh Mai Điểu được biểu hiện trên nhiều hình thức khác nhau. Người ta đã từng đắm say với tranh lụa Mai Điểu, tranh thêu Mai Điểu, phù điêu Mai Điểu…
Ngày nay, chủ đề Mai Điểu còn được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau, vật dụng khác nhau như tranh đồng Mai Điểu, tượng gỗ Mai Điểu, Sập thờ Mai Điểu, bàn ghế đục Mai Điểu….
Bài viết liên quan: